HOTLINE (Mobile | Viber |  Zalo | Line)(+84) 909 705 199
 

HOTLINE (Mobile | Viber |  Zalo | Line)(+84) 909 705 199
 

Chứng Minh Tài Chính

Chứng minh tài chính là gì?

Chứng minh tài chính là gì? Tại sao phải chứng minh tài chính? Chứng minh tài chính như thế nào? Tất cả những câu hỏi xoay quanh vấn đề này sẽ được Visa 1 Giây giải đáp ngay sau đây.

 

 

Chứng minh tài chính là gì

Chứng minh tài chính (Financial Proofing) là một thuật ngữ trong hồ sơ xin thị thực đi nước ngoài. Là việc chứng minh cho cơ quan lãnh sự thấy rằng, bạn có đủ khả năng tài chính để thực hiện mục đích sang nước họ như đã khai trong hồ sơ xin visa. Thông thường, bạn cần chứng minh tài chính bằng sổ tiết kiệm và hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập.

Có nhiều mục đích xin visa thị thực nước ngoài như: du học, du lịch, thăm thân, công tác, khám chữa bệnh hay xuất khẩu lao động… Và tương ứng là số tiền trong sổ tiết kiệm khác nhau. Ví dụ du lịch chỉ cần khoảng 100-200 triệu, nhưng du học có thể lên đến 1-2 tỷ và hồ sơ phức tạp hơn.

Chứng minh tài chính du học có thể gồm 2 bước: bước xin giấy nhập học và bước xin visa. Một số nước còn yêu cầu chứng minh nguồn gốc hình thành sổ tiết kiệm. Hay còn gọi là chứng minh thu nhập.

Chứng minh tài chính tiếng anh là gì

Chứng minh tài chính tiếng Anh là Financial Proofing. Ngoài ra còn có từ nữa ít dùng hơn: Demonstrate Financial Capacity có nghĩa là “Chứng minh năng lực tài chính” hoặc “Chứng minh khả năng tài chính”

Tại sao phải chứng minh tài chính

Ở những nước phát triển, vấn đề nhập cư, cư trú, làm việc bất hợp pháp hết sức nhức nhối. Vì vậy họ cần bạn chứng minh tài chính, để có thêm căn cứ nhận định bạn đi có đúng mục đích hay không. Hay sang đó rồi ở lại luôn, trốn ra ngoài làm việc tự do.

Lao động dù là phổ thông ở các nước phát triển có mức thu nhập rất cao so với Việt Nam. Hơn nữa, lao động bất hợp pháp còn trốn các khoản thuế, thu nhập lại càng cao. Điều này rất hấp dẫn người lao động đến từ các nước kém và đang phát triển.

Bản chất chứng minh tài chính tất cả các nước đều giống nhau. Bao gồm hai phần rõ ràng là sổ tiết kiệm và hồ sơ chứng minh thu nhập. Hai phần này bổ sung cho nhau. Sổ tiết kiệm chứng minh cho khả năng chi trả học phí, sinh hoạt phí, chi phí du lịch… Còn hồ sơ chứng minh thu nhập thể hiện thu nhập hàng tháng, hàng năm… Nó trả lời cho câu hỏi tiền trong sổ tiết kiệm ở đâu ra. 

+ Đối với các bạn đi du học, bạn phải chứng minh khả năng tài chính đủ để trang trải chi trả học phí, phí sinh hoạt và mọi chi phí phát sinh ít nhất trong 1-2 năm đầu.

+ Đối với các bạn đi du lịch. Các bạn phải chứng minh được khả năng tài chính đủ để trang trải cho chuyến du lịch của mình.

1. Sổ tiết kiệm

Sổ tiết kiệm – hình ảnh mang tính chất minh họa

 

Thực chất, sổ tiết kiệm chính là tài sản. Đứng trên góc độ lãnh sự, họ cần xem xét các tài sản có tính thanh khoản cao. Tài sản có tính thanh khoản cao nhất là tiền mặt. Nhưng không thể yêu cầu người xin visa mang cả bao tải tiền lên mà đếm được. Và giải pháp nhanh gọn và đơn giản là sổ tiết kiệm.

Sổ tiết kiệm có tính thanh khoản chỉ kém tiền mặt, lại được ngân hàng xác nhận. Do đó, cơ quan lãnh sự các nước đều yêu cầu chứng minh tài chính bằng sổ tiết kiệm. Về phần này, hồ sơ rất đơn giản chỉ bao gồm sổ tiết kiệm và giấy xác nhận số dư cảu sổ tiết kiệm.

Số tiền trong sổ tiết kiệm với mục đích đi du học cao hơn nhiều mục đích du lịch. Một số nước quy định mở sổ trước thời điểm xin visa từ 1 tháng – 6 tháng. Riêng du học thì tốt nhất là bạn nên mở sổ trước 6 tháng. 

2. Hồ sơ chứng minh thu nhập

Phần này chủ yếu dành cho chứng minh tài chính đi du học. Chứng minh thu nhập trong du lịch đơn giản hơn rất nhiều.

Hồ sơ chứng minh thu nhập sẽ thể hiện thu nhập hàng tháng, hàng quý, hàng năm của gia đình. Đó cũng chính là nguồn tích lũy để hình thành tài sản, sổ tiết kiệm.

Đại sứ quán chấp nhận các nguồn thu nhập nào?

  • Thu nhập từ lương
  • Cho thuê tài sản
  • Công ty riêng, hộ kinh doanh cá thế
  • Các nguồn thu nhập từ cổ phần, cổ phiếu, góp vốn kinh doanh…
  • Thu nhập từ nông, lâm, ngư nghiệp… chỉ cần bạn chứng minh được

Có phải thu nhập càng cao càng tốt không? Điều này là không cần thiết, thu nhập hàng tháng sau khi trừ chi phí sinh hoạt, đủ để tích lũy số tiền trong sổ tiết kiệm là được. Cụ thể với trường hợp mình đi du học Mỹ chẳng hạn. Chi phí 1 năm ăn học vào khoảng 700 triệu, mở sổ 800 triệu cho chắc. Mình có nhà ở Sài Gòn, đã đi làm 5 năm. Lấy 800 triệu chia cho 60 tháng (5 năm) là khoảng 13,5 triệu. Như vậy, hàng tháng mình cần tích lũy được 13,5 triệu. Cộng với chi phí sinh hoạt, thu nhập hàng tháng vào cỡ 18 triệu là đủ.

Ngoài ra, nếu bạn sở hữu tài sản có giá như nhà đất, căn hộ, xe hơi… Hồ sơ của bạn sẽ đẹp và mang tính thuyết phục hơn

1001 lý do không tự chứng minh tài chính du học, du lịch được

Ở Việt Nam, chúng ta có thể bán cả nhà đất, vay ngân hàng… để đầu tư cho con cháu. Hy sinh đời bố củng cố đời con là một điều bình thường. Nhưng với Đại sứ quán, tất cả phải thể hiện trên giấy tờ. Và đó là lý do nhiều trường hợp không thể tự chứng minh tài chính được:

  • Việc kinh doanh tự do, không giấy phép, tài sản đứng tên nhiều người… rất phổ biến tại Việt Nam. Và những trường hợp này rất khó để chứng minh rõ ràng trên giấy tờ được.
  • Không phải ai cũng có nguồn tiền mặt để gửi ngân hàng. Thường khi có số tiền lớn, chúng ta thường đầu tư kinh doanh, mua vàng, mua bất động sản, xe hơi…

Chứng minh tài chính như thế nào

Giả sử bạn đi du học Anh Quốc. ĐSQ yêu cầu bạn có sổ tiết kiệm 600 triệu, kỳ hạn 06 tháng. Thời gian gửi trước khi nộp hồ sơ 28 ngày. Trước ngày nộp hồ sơ 30 ngày trở lên, bạn mang 600 triệu ra ngân hàng yêu cầu gửi tiết kiệm, kỳ hạn 06 tháng. Sau khi mở sổ tiết kiệm, Bạn xin 2 bản xác nhận số dư tài khoản tiết kiệm; sao y đối chiếu bản chính sổ tiết kiệm 02 bản. Đến ngày nộp hồ sơ bạn nộp giấy xác nhận số dư và bản sao sổ tiết kiệm cho ĐSQ.

Một số lưu ý khi chứng minh tài chính

Kỳ hạn sổ

Kỳ hạn sổ còn gọi là thời hạn sổ tiết kiệm. Thường thì bạn nên mở thời hạn ngắn nhất từ 6 – 12 tháng đều được.

Sổ tiết kiệm duy trì bao lâu

Thời gian duy trì sổ tiết kiệm là thời gian sổ tiết kiệm tồn tại trong ngân hàng. 

Gia hạn duy trì sổ tiết kiệm

Có rất nhiều trường hợp, định phỏng vấn ngày này nhưng thời gian phỏng vấn phải dời sang ngày khác hoặc phải phỏng vấn lại. Thời gian duy trì sổ tiết kiệm trong ngân hàng bạn nên để tốt nhất tối thiểu là 06 tháng, chẳng hạn lý ra bạn lịch hẹn phỏng vấn tháng 01 nhưng lịch hẹn phỏng vấn bị dời sang tháng thứ 02 hoặc tháng thứ 03 mới phỏng vấn. Nhưng bạn đã có thời gian duy trì sổ tiết kiệm lên đến 06 tháng. Vì vậy, bạn sẽ không lo lắng!

Trên đây là tất cả những điều bạn cần lưu ý về thông tin chứng minh tài chính. Nếu chuẩn bị hồ sơ rõ ràng, chu đáo. Chắc chắn bạn sẽ xin Visa thành công!